Được tạo bởi Blogger.

Xu thế căn hộ - văn phòng (office-tel) cần thông suốt

 

Cùng với việc ban hành chính sách không được đăng ký trụ sở công ty, showroom, văn phòng đại diện tại Căn hộ thương mại thì căn hộ - văn phòng (office-tel) đang trở thành xu thế của thế giới dành cho những đơn vị start-up, công ty qui mô nhỏ...


Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang cần "khơi thông dòng chảy" loại hình căn hộ - văn phòng (office-tel). Đó là đề nghị của các chuyên gia, luật sư và chủ đầu tư trong Hội thảo Thị trường căn hộ - văn phòng: Nhu cầu phát triển và những vướng mắc pháp lý cần tháo gỡ, được tổ chức mới đây tại TP.HCM. 
Xu thế căn hộ - văn phòng office-tel

Theo ông Nguyễn Trần Nam – nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, sự phát triển loại hình căn hộ – văn phòng là phù hợp nhu cầu thực tế, phù hợp chủ trương thúc đẩy khởi nghiệp của Chính phủ.

Ông Nam chia sẻ, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, một số loại hình mới như shophouse, condotel, office-tel đã và đang xuất hiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường BĐS Việt Nam và đã nhanh chóng được nhiều doanh nghiệp quan tâm phát triển.

Mô hình office-tel đã xuất hiện vài năm trước tại Hà Nội và TP.HCM. Tại TP. HCM, phần lớn các office-tel nằm ở khu vực ngoài trung tâm với khoảng gần 8.000 căn đến cuối năm 2017. Tại Hà Nội, nguồn cung ít hơn với khoảng 1.000 căn. Tuy nhiên, do đặc thù là loại hình mới xuất hiện nên nhà quản lý, chủ đầu tư đều lúng túng trong quá trình phê duyệt, cấp phép, xây dựng và tiêu thụ sản phẩm.

Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) – ông Lê Hoàng Châu đề nghị cần phát triển loại hình office-tel để phục vụ khối doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Như Trung – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Nam Cường thì cho rằng office-tel sẽ tối ưu hóa việc sử dụng quỹ đất thương mại văn phòng. Trong quy hoạch sử dụng đất đô thị, có những lô đất chỉ được phép phát triển loại hình văn phòng, tuy nhiên hiện nay nguồn cung văn phòng đã khá lớn, nếu chỉ phát triển thuần túy loại hình văn phòng sẽ không có hiệu quả kinh tế.

“Trong khi đó, đối với nhiều người, việc di chuyển đang dần trở thành chi phí rất đáng để tính toán. Việc kết hợp vừa ở vừa làm văn phòng là một trong những giải pháp giảm thiểu chi phí đi lại.

Ông Lê Đình Trung – Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư căn nhà mơ ước (DRH), chủ đầu tư D-Vela ở quận 7, TP.HCM có hạng mục căn hộ office-tel cho biết, qua khảo sát, nhiều khách hàng mua office-tel là để cho thuê. Vấn đề khách hàng băn khoăn nhất là chỉ cho phép được thuê office-tel trong 50 năm.

“Chúng tôi kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản liên quan để loại hình office-tel được sở hữu lâu dài. Trong lúc chờ sửa quy định pháp lý, kiến nghị Bộ Xây dựng có văn bản hướng dẫn điều kiện cấp phép xây dựng, quy chuẩn xây dựng, chuyển nhượng để đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư cũng như khách hàng mua office-tel”, ông Trung nói.

Liên quan đến vấn đề này, PGS-TS. Doãn Hồng Nhung – giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, để có thể hiểu đúng về office-tel, cần biết loại hình này đang được coi là mô hình văn phòng làm việc không giới hạn thời gian và có thể ngủ qua đêm như chức năng của nhà nghỉ, được phép lưu trú cho một hai người chứ không có tính chất cư trú. Vì vậy, loại hình BĐS office-tel chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng chứ không phải nhà ở và không được đăng ký hộ khẩu thường trú.

Một chuyên gia khác là LS. Trần Đức Phượng cho rằng cần quy định loại hình căn hộ – văn phòng bằng quy phạm pháp luật, từ đó chấm dứt việc quản lý như hiện nay chỉ được thể hiện trong các dạng văn bản hành chính. Office-tel cần được cấp giấy chứng nhận là một loại hình căn hộ đặc biệt, được công nhận công năng sử dụng vừa ở vừa làm văn phòng.

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi – Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS – Bộ Xây dựng, có 5 vấn đề chính cần được giải quyết khi xây dựng khung pháp lý cho loại hình office-tel:
Thứ nhất, cần có khái niệm chính xác office-tel là văn phòng kết hợp ở hay văn phòng kết hợp lưu trú.
Thứ hai, phải xác định quyền sở hữu của loại hình này là 50 năm hay lâu dài.
Thứ ba, cần xác định rõ chủ đầu tư được xây dựng office-tel trên đất quy hoạch để làm nhà ở hay đất được quy hoạch có chức năng hỗn hợp.
Thứ tư, nếu xác định đây là loại hình BĐS để ở thì chủ đầu tư phải đóng tiền sử dụng đất khác so với hiện nay.
Thứ năm, office-tel cũng phải có những tiêu chuẩn về thiết kế riêng biệt.
Về vấn đề quy chuẩn thiết kế cho office-tel, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nhất trí phải có riêng biệt về hạ tầng, giao thông nội bộ. Office-tel chỉ được xây dựng trong các khu đa chức năng và bị khống chế diện tích. Chẳng hạn, chỉ nên dùng tối đa 15% diện tích của tòa nhà làm office-tel, đồng thời phải có các quy chuẩn xây dựng căn hộ, thang máy, bãi đỗ xe cùng các tiện tích khác.

Hệ thống giao thông nội bộ của office-tel phải hoàn toàn tách biệt với lối đi vào chung cư. Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS đã đề nghị Hiệp hội BĐS Việt Nam cùng tham gia nghiên cứu, đưa ra một văn bản pháp lý phù hợp với thực tiễn trên cơ sở xác định sự cần thiết của loại hình office-tel để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khách hàng.

Không có nhận xét nào:
Viết nhận xét

Mọi thông tin xin liên hệ
Đơn vị kinh doanh Căn hộ LuxGarden !


HỘI SỞ TẬP ĐOÀN ĐẤT XANH
27 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24
Quận Bình Thạnh, TP HCM

0903 665 786
truongphanvan271@gmail.com
Liên hệ tại đây! Kết nối với tôi